Nhược điểm Nhạy cảm với dao động kết cấu của tòa nhà tốt nhất hiện nay

Nhược điểm của tấm Cemboard và các lỗi thường gặp khi thi công vật liệu này là gì, và các biện pháp khắc phục ra sao? Chúng ta cùng phân tích nhé!

Hiện nay, thay vì sử dụng các vật liệu sàn truyền thống như ván ép, MDF, đổ bê tông, khách hàng đang có xu hướng lựa chọn tấm Cemboard. Với đặc điểm gọn nhẹ, linh hoạt, độ bền cao, dễ dàng lắp đặt, sản phẩm đang ngày càng phổ biến tại những công trình kiến trúc khác nhau.

Tấm Cemboard làm sàn trần vách ngăn chịu nước, cách nhiệt là giải pháp mới được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động xây dựng hiện nay, mang lại nhiều hiệu quả về lợi ích kinh tế với nhiều tính năng ưu việt. Là một vật liệu xanh được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng tại Việt Nam. Ví dụ như: làm tấm lót sàn nhà, làm tường ngăn, làm vách ngăn, trần nội ngoại thất chịu nước chống cháy. Với giá thành hợp lý, chất lượng vượt trội so với sản phẩm tương đương.

Tấm Cemboard là gì?

Tấm Cemboard được viết tắt trong từ tiếng Anh “Cement Board” còn được gọi là tấm xi măng – là loại vật liệu nhẹ có kết cấu chủ yếu bằng xi măng Portland và sợi gỗ Celllulose. Sản phẩm được sản xuất theo từng tấm có kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 hoặc 1mx2m với nhiều độ dày mỏng khác nhau, mỗi độ dày sẽ được ứng dụng thi công cho từng hạng mục riêng biệt như lót sàn, làm tường bao, vách ngăn chống cháy chịu nước, làm trần lợp mái ngoài trời….

Với những tính năng như trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao, chịu nước và chống cháy tốt. Tấm Cemboard đã trở thành sản phẩm đa dụng không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng tại thị trường Việt Nam, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được thời gian lắp đặt và chi phí thi công, được tin dùng để thay thế cho vật liệu truyền thống tại hàng loạt công trình lớn nhỏ.

Tấm Cemboard có nhược điểm không?

Bất cứ loại vật liệu nào cũng có 2 mặt ưu điểm và khuyết điểm, các đơn vị kinh doanh thường chỉ tập trung đưa các thông tin quảng cáo các ưu điểm mà không phân tích rõ các nhược điểm của tấm Cemboard và các giải pháp khắc phục hạn chế những nhược điểm này.

Chính vì điều này, trong một số trường hợp, vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, các nhà thầu và thợ thi công đã gặp một số phiền toái không mong muốn khi nghiệm thu công trình.

Qua quá trình tư vấn thi công cho khách hàng và đi khảo sát thực tế đánh giá chất lượng công trình ứng dụng tấm Cemboard Thái Lan làm hệ sàn, trần vách nhẹ tại thị trường Việt Nam thì chúng tôi nhận thấy rằng, nhược điểm của tấm Cemboard là không đáng kể

Điều quan trọng là, trong quá trình thi công tấm Cemboard , rất nhiều thợ thi công hay gặp phải những lỗi đơn giản gây cho chủ đầu tư nhiều phiền phức, và phải khắc phục gây ra tốn kém chi phí và kéo dài thời gian xây dựng. Để hạn chế những phiền phức không đáng có này , bạn cần chú ý và nắm rõ các ưu nhược điểm của tấm Cemboard để tránh những lỗi thông dụng này.

Chúng tôi sẽ phân tích chuyên sâu các nhược điểm của tấm Cemboard và các lỗi thường gặp khi thi công vật liệu này và đưa ra các biện pháp khắc phục để giúp việc thi công tấm Cemboard luôn đảm bảo chất lượng cho công trình ngay từ đầu.

Nhược điểm của tấm Cemboard và các giải pháp khắc phục

Nhược điểm thứ nhất: Kích thước cồng kềnh, gây khó khăn khi vận chuyển

Tấm Cemboard được sản xuất với kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 1m22 x 2m44 với nhiều độ dày mỏng khác nhau từ 3.5mm đến 20mm tương ứng với cân nặng từ 16kg đến 90kg.

Do vậy, trong một số trường hợp sẽ tạo ra khó khăn nhất định trong việc vận chuyển đến các công trình cao tầng hoặc các vùng sâu vùng xa vì kích thước cồng kềnh hoặc tính toán sai gây ra thiếu hụt tấm.

Giải pháp khắc phục:

Đối với số lượng tấm cần thi công, bạn nên tính toán dư số lượng 1-2 tấm so với diện tích đã tính toán đễ phòng ngừa các trường hợp thiếu hụt cho cắt gọt

Đối với các công trình cao tầng, không có phương án vận chuyển nguyên tấm lên cao, bạn có thể cắt đôi tấm ra để dễ dàng vận chuyển.

Chúng tôi xin giới thiệu về trang chủ : https://tamoptuongbinhduong.com/ hiện đại nhất việt nam

Nhược điểm thứ hai: Khe nối giữa các tấm có thể bị nứt nếu không xử lý đúng cách

Một vấn đề cần lưu ý khi thi công tường, vách ngăn, trần bằng Cemboard là việc xử lý khe nối giữa các tấm sao cho không bị nứt sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Nhiều trường hợp vách tấm Cemboard mới đưa vào sử 1 thời gian ngắn đã bị nứt mạch, góc vít khiến công trình bị thấm dột. Để giải quyết vấn đề này, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình keo xử lý mối nối tấm Cemboard bằng keo xử lý mối nối chuyên dụng.

Qua nhiều nghiên cứu thấy rằng keo xử lý chống nứt mối nối tấm Cemboard hay Keo Jade’s Solution là loại keo với tính năng đặc biệt như độ đàn hồi cao, độ uốn tốt, kết dính tốt do đó khả năng chống nứt mối nối tấm Cemboard là tốt nhất.

Nhược điểm thứ ba: Nhạy cảm với dao động kết cấu của tòa nhà

Một số nhà thầu đã không tính toán kỹ hoạt tải tác động trực tiếp đến công trình nên trong quá trình sử dụng đã phát sinh các vấn đề về sàn bị rung, vách nứt mối nối, vật liệu co giãn gây ra hiện tượng cong vênh bề mặt.

Biện pháp khắc phục:

Đối với các công trình xây dựng trên nền địa chất yếu cần gia cố móng cẩn thận, cần tính toán phân bổ hợp lý hệ khung sắt chịu lực, gia cố các vị trí chịu hoạt tải nhiều, các tấm Cemboard khi lắp đặt cần tạo khe hỡ từ 2mm đến 5mm để tạo không gian cho sự co giãn của vật liệu khi thời tiết thay đổi.

Tổng kết

Ngoài ra công ty có đội ngũ thi công lành nghề, tay nghề cao sẵn sàng phục vụ khi khách hàng có nhu cầu. Công trình xây dựng được đảm bảo đạt tính thẩm mỹ và độ bền cao nhất có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *